Nâng mũi bằng sụn tự thân và nhân tạo
Đối với những người có khuyết điểm mũi thấp tẹt nhưng bị dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo thì nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ được bác sĩ thực hiện. Với kỹ thuật nâng mũi sụn tự thân, phần sụn sườn cứng nên được chỉ định dựng trụ mũi. Sụn tai và sụn vách ngăn được dùng để bao bọc đầu mũi hoặc sóng mũi vì chúng có độ mềm hơn.
Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp giúp khách hàng có thể thay đổi được toàn bộ cấu trúc vùng mũi theo mong muốn. Thủ thuật này có sự kết hợp giữa loại sụn tự thân và sụn nhân tạo đem lại một sóng mũi cao, đầu mũi được thu nhỏ và cánh mũi thon gọn.
Ngoài ra, phẫu thuật này cũng điều chỉnh lại cấu trúc xương mũi ở vị trí vách ngăn để mang đến kết quả là chiếc mũi có chiều cao tối ưu. Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bạn sẽ sở hữu một chiếc mũi tự nhiên, thon, đẹp.
Nâng mũi bằng mỡ tự thân
Bên cạnh sử dụng các chất liệu sụn để nâng mũi thì hiện nay nhiều địa chỉ thẩm mỹ còn áp dụng phương pháp cấy mỡ tự thân nâng mũi. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mỡ trên cơ thể khách hàng (mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ mông,...), sau đó chiết tách lấy tế bào mỡ khỏe mạnh để cấy lên vùng mũi và tạo hình dáng mũi mới.
Tiêm filler nâng mũi
Ngoài các phương pháp nâng mũi kể trên thì tiêm filler nâng mũi là kỹ thuật nâng mũi nội khoa cũng được áp dụng phổ biến. Phương pháp này sử dụng chất làm đầy filler để tiêm vào dưới lớp da để nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi và thon gọn cánh mũi.
Ai nên và không nên nâng mũi trong trường hợp nào?
Nâng mũi là một phẫu thuật đơn giản và phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thực hiện thủ thuật này. Vậy những trường hợp cụ thể nên và không nên lựa chọn dịch vụ này:
Những trường hợp nên phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi tự nhiên
- Người có sống mũi thấp, bị lệch hay gồ gây cảm giác tự ti trong giao tiếp hàng ngày
- Cánh mũi kích thước lớn, dày và bè ra phía bên ngoài
- Kích thước của mũi không cân xứng với sự hài hòa trong tổng thể khuôn mặt, mũi bị ngắn, to và lệch
- Đầu mũi tròn và to làm mất cân đối của cấu trúc khuôn mặt
- Thực hiện ca phẫu thuật để cải thiện cấu trúc mũi phát triển bất thường
- Không may gặp phải chấn thương, tai nạn hay phẫu thuật bị hỏng.
Trường hợp không nên thực hiện phương pháp nâng mũi
- Đối tượng đang trong thời gian mang thai và vẫn còn cho con bú
- Đối tượng dưới 18 tuổi
- Đang gặp phải một số bệnh lý nội khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng
- Đã có tiền sử mắc bệnh dị ứng với chỉ khâu thẩm mỹ và chất làm đầy cũng là trường hợp các bác sĩ không chỉ định thực hiện can thiệp thẩm mỹ.